Không cần phải mua mới một chiếc laptop cũ đôi khi đã có thể đáp ứng tất cả nhu cầu của cá nhân sử dụng. Nhưng không phải ai cũng biết cách chọn mua một chiếc laptop cũ đúng chuẩn và phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn làm được điều đó. Cùng xem các kinh nghiệm mua laptop cũ như thế nào nhé!
Nội dung bài viết
10+ Kinh nghiệm khi chọn mua laptop cũ
1. Ước lượng chi phí hợp lý
Trước tiên, bạn phải xác định nhu cầu của bản thân khi mua laptop là gì: để làm công việc văn phòng, để chơi game hay để làm thiết kế,… Tùy thuộc vào từng loại như vậy mà kiểu máy nên mua cũng sẽ khác nhau. Đối với các mục đích sử dụng đơn giản, người mua chỉ cần loại laptop có cấu hình vừa đủ (core i3), nhưng để chơi game đồ họa cao, dòng máy bắt buộc phải từ i5 trở lên. Điều này sẽ giúp bạn tính toán được chi phí hợp lý. Hơn hết, mức giá và cấu hình phải tương đương với nhau, bạn không nên tin vào việc một chiếc máy có cấu hình cao nhưng mang danh “đồ cũ” và giá thì rẻ đến bất ngờ. Điều này chỉ khiến bạn “tiền mất tật mang” mà thôi.
2. Lựa chọn địa điểm mua uy tín và tham khảo nguồn thông tin đáng tin cậy
Địa điểm mua uy tín sẽ giúp bạn thoải mái và an tâm hơn trong quá trình tìm mua laptop cũ. Bạn cũng nên hỏi thăm bạn bè, người thân – Những người đã từng có kinh nghiệm mua trước đây. Nếu được, hãy nhờ họ đi với bạn đến cửa hàng, bạn sẽ có thêm những lời khuyên hữu ích cho mình đấy!
Các yếu tố bên trong của laptop ở đây được hiểu là các thành phần thuộc về bản thân chiếc laptop. Hãy kiểm tra các điều kiện sau nếu muốn mua một chiếc laptop cũ nhưng vẫn có chất lượng tối ưu.
3. Vỏ máy
Đây là phần dễ dàng kiểm tra nhất, bạn hãy kiểm tra xem góc máy có bị bóp méo, lệch khung hoặc có chiếc ốc vít nào lỏng lẻo, hao mòn hay không. Nếu đã mua thì về sau các vấn đề này rất khó để giải quyết, sửa chữa.
4. Màn hình
Kiểm tra một lượt các lỗi bao gồm: điểm chết màn hình, màn hình chảy mực,… Nếu là màn hình cảm ứng thì xem xem cảm ứng có bị đơ không, điểm chạm có nhạy không,… Vì màn hình là vô cùng quan trọng nên hãy thao tác cẩn thận và kỹ lưỡng nhé!
5. Vi xử lý, RAM, ổ cứng, pin,…
Hãy tải các phần mềm chuyên dụng để xem các thông số chi tiết liên quan đến vi xử lý, RAM, pin,… Nếu thấy có lỗi trong quá trình test thì nên bỏ qua và lựa chọn một chiếc máy khác. Đặc biệt ở pin, nếu thấy báo pin đã chai trên 40% thì nên yêu cầu thay pin hoặc giảm giá để ra ngoài tự thay pin cho máy.
6. Bàn phím
Hãy bấm thử tất cả phím trên bàn phím để đảm bảo rằng chúng không bị kẹt hay gặp phải các vấn đề khác làm ảnh hưởng đến việc sử dụng sau này của bạn.
7. Webcam
Kiểm tra webcam bằng cách sử dụng trình chụp ảnh của laptop hoặc sử dụng các website trực tuyến để test webcam hoạt động hiệu quả.
8. Các cổng kết nối
Hãy thử hết các cổng để chắc chắn rằng mọi kết nối ra vào của laptop đều ổn định.
9. Quạt tản nhiệt
Đây là một trong những thành phần quan trọng không kém. Vì một vài máy được cửa hàng mua lại ở tình trạng quá nóng khi hoạt động, lúc ấy quạt sẽ được người bán điều chỉnh thành luôn chạy để giảm đi độ nóng đó. Hãy để máy ở chế độ sleep và xem quạt có hoạt động không, nếu có thì bạn hoàn toàn không nên mua nó đâu nhé!
Mặc dù mua laptop cũ tương đối tiện lợi và tiết kiệm nhưng người mua luôn phải tỉnh táo và cẩn thận trước các chiêu trò của người bán. Hi vọng các kiến thức trên đây sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm nhất định khi có ý định mua và sử dụng một chiếc laptop cũ.