Windows Firewall hay tường lửa là chương trình bảo mật giúp bảo vệ máy tính khỏi các mối đe doạ từ Internet. Từ bản Windows 10 build 16193 thì chương trình đã đổi tên thành Windows Defender Firewall. Trong bài viết này, Tindichvu.org sẽ hướng dẫn các bạn cách bật, tắt tường lửa Firewall Windows 10 ngay sau đây nhé!
Nội dung bài viết
Cách tắt tường lửa Firewall Windows 10
Lưu ý: Firewall là chương trình quan trọng để bảo vệ máy tính của bạn. Vì vậy, bạn hãy tắt nếu thực sự có nhu cầu hoặc có một chương trình khác chất lượng hơn.
Tắt tường lửa Win 10 trong Control Panel
Đây là phương pháp khá quen thuộc, được thực hiện thường xuyên ở hệ điều hành Win 7 và Win 8.
Bước 1: Đầu tiên, bạn bấm phím Windows
hoặc nhấn vào biểu tượng Start dưới thanh Taskbar rồi gõ "Control Panel"
, sau đó click vào.
Bước 2: Trong màn hình Control Panel, bạn chọn mục Windows Defender Firewall
.
Bước 3: Ở menu bên trái, bạn nhấn vào mục Turn Windows Defender Firewall on or off
.
Bước 4: Tiếp theo, bạn tick vào Turn off Windows Defender Firewall
ở mục Private network
hoặc Public network
(có thể tick cả 2 cũng được).
Ok. vậy là bạn đã tắt thành công tường lửa Firewall trong Control Panel rồi.
Tắt tường lửa Win 10 trong Setting
Bước 1: Truy cập vào Setting bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + I
rồi chọn mục Update & Security
.
Bước 2: Tiếp theo bạn chọn mục Windows Security
ở menu bên trái, sau đó bấm vào mục Firewall & network protection
để mở cài đặt tường lửa.
Bước 3: Lúc này, màn hình sẽ hiện ra 3 loại mạng gồm: Domain Network
, Private Network
và Public Network
. Bạn chỉ cần nhấn vào cái nào có chữ (active)
đằng sau là được.
Bước 4: Trong phần Windows Defender Firewall, bấm vào thanh trượt để chuyển từ On ⇒ Off, sau đó nhấn Yes để hoàn thành.
Khá đơn giản phải không nào!
Tắt Firewall Win 10 bằng Command Prompt (CMD)
Ngoài 2 cách trên thì bạn có thể tắt tường lửa Firewall bằng cách dùng câu lệnh Command Prompt để thực hiện.
Bước 1: Bạn bấm phím Windows
hoặc nhấn vào biểu tượng Start dưới thanh Taskbar rồi gõ cmd
. Khi chương trình Command Prompt hiện ra, bạn nhấn chuột phải rồi chọn Run as administrator
để chạy bằng quyền admin.
Bước 2: Bạn gõ câu lệnh netsh advfirewall set allprofiles state off
và nhấn Enter để tiến hành tắt tường lửa.
Nếu thấy màn hình xuất hiện chữ OK
thì đã hoàn thành rồi đấy.
Rất dễ phải không nào? Với 3 cách trên có lẽ là đủ để bạn có thể tắt tường lửa trên Win 10 rồi.
Vậy muốn bật lại thì phải làm sao?
Cách bật tường lửa Windows 10
Tương tự như cách tắt tường lửa, cũng có nhiều cách để bật tường lửa trong Win 10 mà không gặp bất cứ khó khăn gì. Bởi hệ thống luôn khuyến khích bạn bật chương trình này lên.
Bật tường lửa Win 10 từ khung thông báo
Theo mặc định, khi tắt tường lửa thì hệ thống sẽ hiện cảnh cáo máy tính không an toàn và khuyến khích bạn bật lại tường lửa.
Bạn chỉ cần nhấn vào thông báo đó thì máy tính sẽ tự động kích hoạt lại tường lửa cho bạn. Nếu bạn không thấy thông báo này thì có thể kiểm tra ở mục Notifications
nằm góc dưới cùng bên phải màn hình.
Bật tường lửa Win 10 trong Setting
Tiến hành truy cập lại mục Settings ⇒ Update & Security
⇒ Windows Security
⇒ Firewall & network protection
như hướng dẫn ở trên. Sau đó chọn mạng bạn vừa tắt và nhấn vào thanh trượt để chuyển từ Off ⇒ On, tường lửa sẽ bật lại cho bạn.
Bật tường lửa Win 10 trong Control Panel
Tiến hành truy cập lại Control Panel
⇒ Windows Defender Firewall
. Lúc này, ở màn hình chính sẽ có một thông báo Update your Firewall settings
. Bạn chỉ cần bấm vào nút Use recommended settings
là hệ thống sẽ tự động bật lại tường lửa cho bạn.
Hoặc bạn cũng có thể nhấn vào mục Turn Windows Defender Firewall on or off
ở thanh menu bên trái và bật lại tường lửa.
Bật Firewall Win 10 bằng Command Prompt
Đầu tiên, bạn truy cập Command Prompt bằng quyền Admin. Sau đó, bạn hãy nhập vào câu lệnh netsh advfirewall set allprofiles state on
rồi bấm Enter.
Nếu màn hình xuất hiện chữ OK tức là tường lửa đã được bật lại rồi đấy.
Trên đây là hướng dẫn cách bật và tắt tường lửa Firewall trên Win 10 đơn giản nhất. Mong rằng các bạn đã có đủ kinh nghiệm để thực hiện việc này giúp bảo vệ máy tính an toàn hơn.
Chúc các bạn thành công!
>> Xem ngay: Cách chụp màn hình máy tính, laptop không cần phần mềm