Chế độ thai sản 2024: Thông tin cần biết khi sinh con

Con cái là tài sản quý giá nhất của mỗi người cha, người mẹ. Chính vì vậy, trong năm nay nếu muốn sinh con, mỗi cặp vợ chồng không nên bỏ qua chế độ thai sản 2024 mà pháp luật dành cho mình. Hãy cùng, Tindichvu.org tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây để đảm bảo những quyền lợi cho mình bạn nhé!

Chế độ thai sản 2024, theo quy định mới của pháp luật

1. Đối tượng hưởng chế độ thai sản

  • Lao động nữ mang thai
  • Lao động nữ sinh con
  • Người lao động nhận con nuôi.
  • Người lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai hay áp dụng các biện pháp triệt sản
  • Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

2. Điều kiện được hưởng chế độ thai sản

  • Đối với lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước sinh hoặc nhận con nuôi.
  • Đối với lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: Phải đóng BHXH đủ 3 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Người lao động đủ cả 2 điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

3. Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động

3.1. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai

  • Các bạn được nghỉ đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Trường hợp mẹ bầu ở xa cơ sở khám bệnh, có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai

3.2. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con

Đối với mẹ bầu
  • Được nghỉ trước và sau khi sinh con tổng cộng 6 tháng. Nếu sinh đôi, sinh ba…thì từ bé thứ 2 trở đi cứ mỗi con bạn được nghỉ thêm 1 tháng. Nếu mẹ bầu nghỉ trước khi sinh thì tối đa không quá 2 tháng
Đối với chồng (đóng BHXH đầy đủ)
  • 5 ngày làm việc nếu vợ sinh thường;
  • 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
  • Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì:
  • Cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  • Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Nếu mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng và mẹ chết sau sinh thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận con nuôi
  • Nếu con nuôi dưới 6 tháng tuổi, bạn được hưởng chế độ thai sản đến khi con được 6 tháng tuổi
  • Nếu vợ chồng bạn tham gia đóng BHXH đầy đủ, thì chỉ bạn hoặc chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi có tai biến sản khoa Nếu bạn mắc các biến chứng sản khoa: Sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai vì bệnh lý thì được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh có thẩm quyền

  • Thai dưới 5 tuần tuổi: nghỉ 10 ngày
  • Thai từ 5 – dưới 13 tuần tuổi: nghỉ 20 ngày
  • Thai từ 13 – dưới 25 tuần tuổi: nghỉ 40 ngày
  • Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: nghỉ 50 ngày
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi bị mất con
  • Nếu con mất sau sinh và dưới 2 tháng tuổi thì người mẹ được nghỉ việc 4 tháng tính từ ngày sinh con
  • Nếu con mất sau sinh và từ 2 tháng trở lên, mẹ được nghỉ 2 tháng tính từ ngày con mất nhưng thời gian nghỉ việc hưởng thai sản không vượt quá thời gian quy định là 6 tháng. Khoảng thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động
Thời gian  hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình
  • Nếu áp dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình bằng cách đặt vòng, bạn được nghỉ 7 ngày. Trường hợp không muốn có con nữa, bạn hoặc chồng bạn thực hiện kế hoạch hóa gia đình bằng cách triệt sản người thực hiện sẽ được nghỉ 15 ngày.
>>> Đừng bỏ qua:  List nhà cái uy tín dành cho tín đồ yêu thích cá cược

4. Chế độ phụ cấp thai sản

  • Mẹ sinh con được hưởng lương theo chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng lương liền kề trước khi sinh.
  • Trợ cấp 1 lần tiền khi sinh con. Mức hưởng trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương cơ sở.

5. Cách tính chế độ thai sản 2024

5.1. Cách tính tiền thai sản khi sinh con hoặc nhận con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền thai sản, bao gồm:

  • Trợ cấp một lần: Mức trợ cấp = 2 x Lương cơ sở, cụ thể:
    • Từ 01/01/2019, mức trợ cấp là: 2.780.000 đồng
    • Từ 01/07/2019, mức trợ cấp là: 2.980.000 đồng
  • Tiền chế độ: Mức hưởng hàng tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ việc

Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

5.2. Cách tính tiền thai sản với chồng

Khoản trợ cấp này áp dụng trong trường hợp sinh con nhưng chỉ có người chồng tham gia BHXH và đã đóng đủ từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi người vợ sinh.

  • Trợ cấp được tính: Mức trợ cấp = 2 x Lương cơ sở
  • Tiền chế độ: Mức hưởng hàng tháng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ việc :24 x Số ngày nghỉ.

5. Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Đối với lao động nữ sinh con, lao động nam có vợ sinh
  • Bản sao giấy khai sinh
  • Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (mẫu C70A-HD)
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT(mẫu D02-TS)
Đối với lao động nữ đi khám thai, nạo, hút thai… theo bệnh lý
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú (mẫu C65-HD)
  • Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú
  • Đối với người lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi
Đối với trường hợp con chết, mẹ chết
  • Nếu con chết: bản sao giấy chứng tử của con
  • Nếu sau khi sinh con mà mẹ chết: bản sao giấy chứng tử của mẹ
  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh
Trường hợp nghỉ dưỡng sức
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm con, phải nghỉ việc để dưỡng thai
Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con
  • Bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
>>> Đừng bỏ qua:  Địa chỉ thi công nội thất Showroom tại Đà Nẵng đẹp, uy tín

Trên đây là tất tần tật thông tin về chế độ thai sản mới nhất, hi vọng sẽ giúp bạn mang đến cho mình những thông tin hữu ích.

         » Tham khảo ngay: Cách đặt tên con trai, con gái năm Canh Tý 2020 mang lại may mắn, tài lộc

Tin Dịch Vụ